I. Sơ lược về La Bàn Phong Thủy
Nguyên lý sử dụng của la bàn
phong thủy là lợi dụng tính cực từ của kim nam châm để chỉ phương hướng, ở bốn phía của kim nam châm thiết kế bàn phương vị, từ đó có thể dựa vào kim chỉ nam để xác định phương vị.
Trên bàn phương vị viết những từ, chữ có ý nghĩa được sắp xếp theo một quy luật và nguyên lý nhất định, làm cho bàn phương vị có tác dụng và ý nghĩa bói toán.
La bàn
phong thủy là một công cụ dùng để xem bói toán trong kiến trúc phong thủy.
Từ những chiếc la bàn đơn giản thời cổ đại, phát triển đến những chiếc la bàn đa dụng, đa dạng và phức tạp ngày nay, đó là một quá trình lịch sử dài hàng ngàn năm.
Trong suốt tiến trình lịch sử đó, nhiều sự vật, sự việc đã không được biết đến, chỉ có thể dựa vào những thực thể còn tồn tại và được phát hiện khi khai quật các lăng mộ, di chỉ, cũng như những tư liệu văn hiến để tìm kiếm những vết tích của nó mà thôi.
Do la bàn có một tiến trình lịch sử hình thành và phát triển tương đối dài, từ đơn giản đến phức tạp, đa dạng về hình thức ; do các trường phái
phong thủy cũng như các nhà
phong thủy có quan điểm khác nhau nên la bàn cũng rất đa dạng về chủng loại.
1. La bàn Tam hợpNét đặc trưng chủ yếu của Tam hợp bàn là trên mặt la bàn có 3 vòng ghi 24 phương vị, tức gồm có địa bàn chính châm, nhân bàn trung châm và thiên bàn phùng châm ; nội dung của các vòng này kết hợp với nội dung của các vòng khác trên la bàn để định hướng, tiêu sa, nạp thủy.
Tam hợp bàn còn được gọi là Dương Công bàn, bởi theo nghiên cứu của Lý Định Tín tiên sinh thì vào những năm cuối đời, Dương Công tức Dương Ích, đã tiến hành một bước cải tiến quan trọng đối với la bàn phong thủy, đó là đổi từ một can, đi với hai địa chi thành một can, đi với một địa chi, đồng thời tăng thêm vòng thiên bàn phùng châm và vòng 72 long để tiện hơn cho việc tiêu sa, nạp thủy.
2. La bàn Tam nguyênNét đặc trưng chủ yếu của la bàn Tam nguyên là có vòng dịch quái 64 thẻ và thông thường chỉ có một vòng 24 phương vị, tức địa bàn chính châm, những vòng này có thể dùng để luận đoán sự cát, hung của các phương vị.
La bàn Tam nguyên còn được gọi Tưởng bàn hoặc Dịch bàn, bởi tương tuyền Tưởng Đại Hồng tiên sinh đã sáng tạo thêm vòng dịch quái 64 quẻ.
3. La bàn tổng hợpLa bàn Tổng hợp là loại la bàn kết hợp những vòng chủ yếu cấu thành nên la bàn Tam hợp và la bàn Tam nguyên ; nét đặc trưng chủ yếu của loại la bàn này là giữ được ba vòng địa bàn chính châm, nhân bàn trung châm, thiên bàn phùng châm ghi 24 phương vị của la bàn Tam hợp và vòng dịch quái 64 quẻ của la bàn Tam nguyên cũng như một số những nội dung chủ yếu khác của hai loại la bàn nêu trên, chính vì vậy nên hình thức của la bàn Tổng hợp có khá nhiều vòng và nội dung tương đối nhiều và phức tạp.
Title :
La Bàn Phong Thủy Phần 2
Description : I. Sơ lược về La Bàn Phong Thủy Nguyên lý sử dụng của la bàn phong thủy là lợi dụng tính cực từ của kim nam châm để chỉ phương hướng, ở bố...
Rating :
5